Tạm biệt
bệnh văn phòng!
Có gì đó không ổn... Lúc này là đầu giờ trưa, bạn cảm thấy một cơn đau nhức nhẹ ở vùng thắt lưng và bả vai trong khi đang cúi mặt vào chỗ giấy tờ và màn hình laptop. Chợt nhận ra kỹ hơn, đầu bạn đang nghiêng nghiêng theo một góc lạ thường để trả lời cú điện thoại gấp gáp của cấp trên dẫn đến cơn đau mỏi nơi cổ và tai. Công việc thật bộn bề căng thẳng, và bạn cảm thấy không khoẻ chút nào...
Bạn thân yêu ơi, nếu đoạn trên mô tả bạn thì bạn cũng nằm trong danh sách những người bị ảnh hưởng của căn bệnh văn phòng rồi đấy. Hãy cùng Prudential khám phá nguyên nhân của căn bệnh kỳ lạ này và cùng người bạn đồng hành sức khoẻ của chúng ta – huấn luyện viên Phil Kelly – sẽ mang đến những bí quyết giúp bạn điều căn bệnh văn phòng này nhé.
Nguyên nhân dẫn đến “bệnh văn phòng”
Rất nhiều người tìm đến Phil Kelly, phần lớn đã và đang làm việc văn phòng nhiều năm, đều hay phàn nàn về sức khoẻ của họ rằng:
- Cảm thấy sức khỏe xuống dốc, thường xuyên uể oải
- Lượng đường cũng như mỡ trong máu tăng
- Phần bụng ngày càng “mỡ màng hơn”
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau nhức của bạn khi làm việc. Tuy vậy, Huấn luyện viên Phil Kelly tóm gọn câu trả lời chỉ trong 3 chữ: “thiếu vận động”.
Theo quan sát của Phil Kelly, dân văn phòng thường có xu hướng ngồi làm việc trước màn hình vi tính quá lâu, ít đi lại. Thậm chí, việc ngồi ăn uống tại bàn thường hay thấy tại các văn phòng cũng dẫn đến tình trạng béo bụng, thừa cân hoặc nghiêm trọng hơn là các bệnh lý về tim mạch cho mọi người.
Vậy đâu là bí quyết chữa trị căn bệnh phiền toái này?
Một lời khuyên duy nhất từ Phil Kelly cho người mắc căn bệnh này: Hãy cố gắng VẬN ĐỘNG NHIỀU HƠN. Bỏ túi ngay 5 lời khuyên sau của Phil để cải thiện tình trạng bệnh văn phòng của bạn nhé:
- Sau khoảng 30 phút làm việc, hãy đứng lên và đi lại quanh văn phòng.
- Bạn nên chủ động đi đến chỗ đồng nghiệp để trao đổi công việc thay vì ngồi chat hoặc email.
- Ra khỏi văn phòng thư giãn 5 phút trước khi quay lại làm việc.
- Tăng cường các động tác căng giãn cơ lưng, cổ, vai, cánh tay để giảm áp lực thể chất và tinh thần.
- Tránh ngồi liên tục trong thời gian quá lâu dẫn đến tình trạng đau nhức cơ, xương.
- Thực hiện các động tác nâng tạ giúp cơ thể tiết các hoóc-môn chống lại căng thẳng mệt mỏi.
- Hãy đăng ký tham gia các lớp học thể dục như Zumba, Hatha Yoga, Pilates, Gym cùng bạn đồng hành của mình để cùng cải thiện sức khỏe.
- Việc tập luyện trước khi đến cơ quan hay giữa giờ này còn có thể giúp bạn cảm giác tràn đầy năng lượng cho cả ngày năng động.
Hẳn đây là lời khuyên vận động nhẹ nhàng nhất, bạn nhỉ? Thật ra, nếu không có một giấc ngủ sâu và ngon giấc để cơ thể phục hồi và thải độc tố thì dù bạn có tập luyện và vận động nhiều đến mức nào cũng sẽ không mang lại hiệu quả.
>>> Có thể bạn quan tâm: 10 bí quyết giúp bạn có được một giấc ngủ sâu
5. Tập luyện tại bàn chỉ từ 01 phút
Hãy dành thời gian từ 01 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập tại bàn sau để có thể tăng thời gian vận động dãn cơ cũng như điều hoà lại sự dẻo dai của cơ thể, bạn nhé:
>>> Xem thêm: 7 thói quen ngừa bệnh văn phòng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua