Làm sao để toán học thú vị hơn trong mắt trẻ?
Theo quan sát của các nhà nghiên cứu, trẻ con vốn thích đếm số, phân loại, giải đố và tìm công thức chung. Tuy nhiên khi đối mặt với những công thức, quy tắc toán học phức tạp, trẻ sẽ có thái độ e dè bộ môn khoa học tự nhiên hết sức cần thiết này. Làm sao để toán học trở nên “đáng yêu” hơn và các bài kiểm tra không còn là nỗi sợ của trẻ? Hãy thử áp dụng phương pháp vừa học vừa chơi STEM vào các hoạt động hàng ngày để giúp trẻ cảm nhận được sự thú vị của môn học bố mẹ nhé!
Học toán khi đi siêu thị
Khi đi siêu thị cùng con, bạn có thể cho con chọn mua những món mình thích trong giới hạn số tiền nhất định. Việc của con là phải tính thử xem những món đồ mình được phép mua có vượt qua ngân sách cho phép hay không, từ đó học cách tính toán cộng trừ.
Đơn giản hơn, bạn có thể cho trẻ khoanh tròn một số món mình thích ngay trên catalog mua sắm của siêu thị theo quy tắc nhất định, ví dụ: chọn món có số tiền ít hơn 100,000 đồng; chọn 3 món có tổng tiền không vượt quá 500,000 đồng.
Bạn có thể để trẻ dùng giấy bút hoặc máy tính để cân đối số tiền, ngay lúc hướng dẫn trẻ tính toán chính là lúc bạn dạy trẻ cách làm quen với những con số và phép tính.
Chơi trò mua – bán
Để trẻ hiểu hơn về các phép tính, bạn có thể chơi đồ hàng với trẻ, bằng cách mở một cửa hiệu nhỏ với vài món đồ trẻ yêu thích. Bạn có thể đưa trẻ một số tiền để có thể mua lấy nó với giá bạn quy định. Sau đó, hãy đổi vai trò với trẻ để trẻ tính toán như một nhân viên thu ngân thật sự.
Thông qua trò chơi này, trẻ không chỉ học được cách tính toán mà còn có thêm được trải nghiệm thú vị về việc mua – bán trong cửa hiệu.
>>> Có thể bạn quan tâm: 10 trò chơi vừa học vừa chơi cùng con cả tuần không chán
Học toán trong nhà bếp
Nhà bếp chính là nơi tuyệt vời để trẻ nhận biết và học về phân số. Hãy giao vai trò phụ bếp để nhóc nhà bạn, bằng việc đơn giản như đong gạo nấu cơm. Từ việc đong, bạn có thể hướng dẫn trẻ một cách trực quan với ba lần 1/3 bằng với 1 lon, cũng như 3/4 lon nhiều hơn 1/2 lon. Tương tự, bạn có thể nhờ trẻ cân đong nguyên liệu để thực hiện món ăn. Khi đó những con số mơ hồ cũng trở nên dễ hình dung hơn.
Chơi cùng đồng hồ
Dạy cho trẻ cách xem giờ trên đồng hồ không đơn giản là một kỹ năng bình thường, nhất là với đồng hồ nhiều kim và cách tính theo 12 giờ hay 24 giờ. Tuy nhiên, bạn có thể dạy trẻ cách cộng, trừ và phân số. Hãy thử thực hiện bằng cách đọc một giờ nhất định và nhờ trẻ chỉnh kim đồng hồ theo lời bạn, sau đó có thể nhờ trẻ tăng thêm phút hoặc giờ. Bạn có thể nâng độ khó bằng cách đổi vị trí để trẻ đọc giờ và bạn là người chỉnh kim đồng hồ; hoặc để trẻ là người chỉnh đồng hồ, bạn là người trả lời nhưng hãy cố tình trả lời sai để con phát hiện lỗi của bạn.
>>> Bài viết có liên quan: Những hoạt động giúp con nâng cao khả năng tự học hiệu quả
Đếm theo cụm
Bằng cách cộng 5 hoặc 10 món đồ đến 100 sẽ giúp trẻ hình dung được mối liên hệ giữa các con số và phép nhân. Bạn có thể “tranh thủ” dạy toán cho trẻ vào những dịp khác nhau. Ví dụ, bạn nhờ trẻ chia các chai nước uống/gói thức ăn theo cụm 2 hoặc 4 chai khi mua đồ siêu thị, hỏi trẻ về cách gom cụm các món súp hoặc đường theo cụm 3, hoặc xếp các viên gạch theo một cụm số bất kỳ.
Nếu trẻ luôn khước từ những trò chơi bạn đưa ra về môn Toán, hãy cùng con tìm ra nguyên nhân. Đó có thể do một lần làm sai bài trên bảng, hoặc do bạn bè chọc ghẹo, không giỏi với một phép tính nào đó… Để động viên con, bạn có thể khuyến khích bằng cách đưa ra những nghề nghiệp mà con mơ ước như phi hành gia, lập trình game, nhà khoa học, vận động viên đua xe, … luôn phải làm việc với con số mỗi ngày.
Ngoài Toán Học, trẻ sẽ phát triển trí tuệ tốt hơn với phương pháp STEM (Science – Technology – Engineering - Math) bằng cách vừa học vừa chơi. Vậy thì còn chờ gì mà không cùng Prudential áp dụng những trò chơi có thể khiến các môn khoa học tự nhiên trở nên “dễ nuốt” hơn.
>>> Bài viết cùng chủ đề: