Dạy con tiết kiệm
Phần 1: Heo ngắn hạn
Bố mẹ nào cũng muốn dạy con tiết kiệm, tuy nhiên việc hướng dẫn con sử dụng những khoản tiền tiết kiệm đó cho các mục đích khác nhau cũng quan trọng không kém. Trong series Dạy con tiết kiệm, Prudential sẽ chia sẻ cùng bạn bí quyết dạy con phân bổ tiền tiết kiệm theo ba mục tiêu: ngắn hạn, dài hạn và khẩn cấp.
Phần 1: Heo ngắn hạn
Đã bao giờ bé đòi bạn mua một món đồ xa xỉ? Thay vì từ chối con hoặc “cam chịu" rút ví, hãy nhân cơ hội này dạy con tiết kiệm để tự mua món đồ con muốn với quỹ “Heo ngắn hạn”. Cùng xem ba bước đơn giản hướng dẫn con nuôi bé Heo này nhé!
Hãy cùng con thảo luận để chắc chắn nhu cầu mua sắm của con là chính đáng: với món đồ đó con sẽ làm những gì? Con sẽ sử dụng nó trong bao lâu? Con dự định chia sẻ món đồ đó với ai? Với số tiền mua món đó con có thể mua được những gì khác?
Nếu bé khăng khăng đòi mua một món đồ không thực sự cần thiết, thay vì từ chối bạn hãy đề xuất cho con những phương án thay thế: “Máy tính bảng Apple đúng là đẹp thật, nhưng mà con sẽ phải tiết kiệm khá lâu đấy. Con nghĩ mình có nên xem thử những máy khác cùng chức năng nhưng giá thấp hơn không?”. Trong nhiều trường hợp bạn sẽ cần dùng kế trì hoãn “Mình về nhà suy nghĩ thêm nha con, nếu con vẫn thích tuần sau mình quay lại mua nhé”. Với cách này, nhu cầu mua sắm chớp nhoáng của con sẽ tự biến mất sau khoảng thời gian suy nghĩ và con sẽ nhận ra món nào bé thực sự cần. Sau khi bé xác định được món đồ hợp lý, hãy cùng con lên mạng tra cứu để tìm nơi bán uy tín với giá tốt nhất.
Bước 2: "Mình cùng nuôi heo con nhé!"
Ở bước này, bạn sẽ cùng con lên kế hoạch nuôi “Heo ngắn hạn” - đây là quỹ tiết kiệm tạm thời để mua những món đồ bé thích sau một thời gian ngắn. Do khoản tiết kiệm này khá đơn giản, bạn chỉ cần mua một chú heo đất và nhắn con đánh dấu bằng cách dán mục tiêu lên thân heo. Hãy giúp con tổng hợp giá tiền những món cần mua, và lên kế hoạch nuôi heo để có được món đồ sau một tuần, một tháng hay vài ba tháng. Bạn và con cần thống nhất các trường hợp sẽ cho heo ăn, chẳng hạn như dành dụm 15% tiền tiêu vặt mỗi tuần, trích ra 5 ngàn đồng mỗi ngày, hoặc bỏ heo toàn bộ tiền bé thu được từ những dự án kinh doanh mini như trồng rau củ, bán ve chai, dọn nhà giúp mẹ và hàng xóm…
Nếu món đồ con cần mua có giá cao vượt mức con có thể tiết kiệm trong vài tháng, hãy hướng dẫn con thuyết phục bố mẹ, anh chị hoặc bạn bè cùng đầu tư với một số điều kiện nhất định: “Cuối kỳ này nếu con đạt loại giỏi bố sẽ giúp nhân đôi số tiền con có trong Heo ngắn hạn”. Bằng cách này, bạn vừa có lý do chính đáng để hỗ trợ con, vừa duy trì động lực cho con cố gắng.
>>> Đừng bỏ lỡ: Những bài học tài chính vỡ lòng mà cha mẹ nên sớm dạy cho con
Bước 3: "Làm tốt lắm, hãy cùng nhau chia sẻ thành quả nào!"
Khi bé nhà bạn hoàn thành kế hoạch tiết kiệm, hãy khen ngợi con nhiệt tình. Lan tỏa câu chuyện của con cho những người xung quanh là một cách hay giúp bé tự hào về thành quả đạt được: “Bà biết không, cháu bà tự mua được đồng hồ mới bằng tiền đi làm thêm và để dành trong cả một học kỳ đó!”. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích con chia sẻ món đồ mua được cho những người xung quanh và những người "góp vốn": “Anh trai bỏ heo giúp con mua Ipad, nên con nhớ cho anh chơi cùng nha!”
>>> Cùng đón xem các phần tiếp theo cùng Prudential nhé: