Cùng con học cách tự điều khiển tâm trí và giữ bình tĩnh
Việc giữ được bình tĩnh, kiểm soát căng thẳng ngay khi còn nhỏ chính là cách giúp trẻ biết cách kiểm soát stress, kiềm chế cảm xúc và giữ “thần thái” tích cực khi lớn lên. Hãy cùng Prudential áp dụng những cách sau đây thể trang bị cho trẻ kỹ năng này nhé.
Lợi ích của việc luyện tập kỹ năng tự điều khiển tâm trí
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy việc “giữ tâm tĩnh lặng” sẽ mang đến những hiệu quả tích cực cho tinh thần và thể chất cho cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là khi con bạn đến tuổi dậy thì.
Hơn thế, rèn luyện việc giữ tâm trí tĩnh lặng giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng kiểm soát cảm xúc, sự cảm thông và lòng thương yêu của con bạn. Tiến sĩ tâm lý Maria Hersey đã sáng lập tổ chức trị liệu tâm lý MindUP giúp người tham gia học cách hiểu và kiểm soát tâm trí. Phương pháp của bà là dạy trẻ biết cách tạm dừng lại để không phản ứng quá nhanh và chọn cách đáp trả chừng mực trước mọi tình huống. Song song đó, Tiến sĩ hướng dẫn trẻ cách quan sát suy nghĩ, cảm xúc và chú tâm vào các phản ứng vật lý của cơ thể.
Bà chia sẻ “Việc thấu hiểu tâm trí giúp trẻ phát triển khả năng tự kiểm soát bản thân, lạc quan, kỹ năng lên kế hoạch và sắp xếp mọi việc. Hơn thế, trẻ còn nâng cao được năng lực trí não trong việc học tập”. - Mindful awareness helps students with self regulation, optimism, and planning and organizational skills."
>>> Bài viết có liên quan:
Rèn luyện kỹ năng nhìn vào tâm trí
Rèn luyện kỹ năng thấu hiểu và kiểm soát tâm trí cho trẻ thật sự không hề phức tạp. Trong quyển 10 Mindful Minutes (Tạm dịch: 10 Phút Nhìn Vào Tâm Trí) có hướng dẫn bài tập quan trọng nhất là “để não nghỉ ngơi”, bằng cách hít thở sâu, giữ bản thân lắng lại trong 3 – 5 phút, nhận thấy và tập trung vào hiện tại. Cả người lớn và trẻ em đều cần những phút tĩnh lặng trong ngày, để tâm trí có thời gian bình tĩnh để soi xét lại những điều quan trọng và giữ thái độ lạc quan.
Bố mẹ có thể áp dụng bài tập này hằng ngày, hãy động viên con “để não nghỉ ngơi” vào giữa giờ học ở nhà, trong cách tình huống căng thẳng hoặc đơn giản là khoảng nghỉ giữa hai hoạt động khác nhau.
Một bài tập khác cũng được Hersey gợi ý, đó là hãy cùng con tập trung tâm trí vào các hoạt động ngày thường. Trước tiên, hãy cùng trẻ thực hiện bài tập “cảm nhận từng bước đi” với những câu hỏi về những âm thanh trẻ đang nghe trên đường đi. Điều này sẽ giúp trẻ dần nhận thức được cảm xúc và hành động của chính mình, cũng như biết cách tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống. Trong hoạt động ăn uống, hãy tập cho trẻ việc tập trung vào vị giác và nhai thức ăn, thay vì vừa ăn vừa xem tivi hoặc để tâm trí bận lo cho bài kiểm tra sắp tới, tiệc sinh nhật vào cuối tuần, v.v…
>>> Bài viết cùng chủ đề: Dọn dẹp tâm trí để an vui mà sống
Hướng dẫn trẻ tập thiền cơ bản
Một số nghiên cứu cho thấy việc thực hiện những bài thiền cơ bản sẽ giúp trẻ giảm bớt cảm giác hoang mang, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ, có giấc ngủ sâu hơn. Bố mẹ vẫn có thể cùng con tập các bài thiền cơ bản ngay tại nhà, bằng chiếc smartphone của chính mình. Một số ứng dụng di động đã được phát triển với những bài tập nhỏ, như tập thở, ngủ sâu, dậy tỉnh táo, giữ bình tĩnh… Một số tên ứng dụng bạn có thể tải về, như Sleep Meditation for Kids, Inner Peace for Kids, Thrive Global, Smiling Mind, Headspace for Kids, Mindfulness for Children…
Cả nhà cùng luyện tập
Việc dành thời gian cùng trẻ tĩnh lặng không phải là dễ dàng trong nhịp sống bận rộn, nhưng hãy nhớ rằng trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen sinh hoạt của bố mẹ. Bạn không thể đòi hỏi con cố gắng luyện tập thói quen tốt trong khi mình thì không thể tập trung những việc nhỏ nhất.
Hãy cùng con luyện tập việc giữ tĩnh lặng thành thói quen mỗi ngày, chỉ với vài phút thở sâu, tập trung vào cảm xúc và cơ thể của chính mình. Chỉ cần dành vài phút để luyện thói quen này cùng trẻ, bạn có thể giúp trẻ lớn lên thành người hạnh phúc với tâm trí thoải mái và tích cực. Đây cũng chính là cách giữ bầu không khí của gia đình bạn tràn đầy năng lượng tích cực.
Chúc bạn luôn giữ được tâm trí thoải mái và dạy trẻ cách kiểm soát bản thân trong từng phút giây cuộc sống.
Cùng Prudential tìm hiểu thêm các cách dạy con trở thành người tử tế trong chuỗi bài viết sau nhé!