Bệnh quai bị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nội dung bài viết:
Quai bị được xem là một trong những chứng bệnh truyền nhiễm phổ biến, chủ yếu lây lan qua dịch tai mũi họng. Nếu chủ quan, bệnh trở nặng sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi được điều trị kịp thời bệnh quai bị nhanh chóng thuyên giảm và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần hiểu đúng quai bị là gì và dấu hiệu nhận biết như thế nào để phòng ngừa và chăm sóc đúng cách.
Tìm hiểu bệnh quai bị là gì?
Quai bị (hay còn gọi theo dân gian là má chàm bàm) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Virus gây bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến tuyến nước bọt nằm ở gần tai, gây sưng ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt. Bệnh quai bị thường xảy ra ở trẻ em từ 2 - 10 tuổi. Tuy nhiên, virus vẫn có khả năng lây nhiễm sang trẻ vị thành niên (10 - 18 tuổi) và người lớn nếu sức đề kháng kém hoặc chưa tiêm vacxin phòng ngừa bệnh.
Đâu là nguyên nhân gây bệnh quai bị?
Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do virus gây nên, virus lây truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, dịch tiết mũi họng (khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, cười, khạc nhổ…) và tiếp xúc gần gũi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị:
-
Sử dụng chung vật dụng như muỗng, đũa, cốc… với người bệnh.
-
Trẻ em chưa được tiêm vacxin phòng ngừa bệnh quai bị.
-
Người có hệ thống miễn dịch yếu, sức đề kháng kém.
Bệnh thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hoặc 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Khi mắc phải bệnh, các tuyến nước bọt (hay còn gọi là tuyến mang tai) là các tuyến có nhiệm vụ sản xuất nước bọt nằm ở mỗi bên mặt, phía sau và bên dưới tai sẽ bị sưng.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh quai bị là gì?
Các triệu chứng của quai bị thường xuất hiện trong vòng 2 tuần kể từ khi tiếp xúc với virus. Những dấu hiệu đầu tiên rất dễ bị nhầm với một cơn cảm cúm bao gồm mệt mỏi, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, chán ăn, sốt nhẹ. Trong vài ngày sau, người bệnh có các triệu chứng rõ rệt hơn như:
-
Sốt cao đến 39°C.
-
Tuyến nước bọt bị sưng khiến một hoặc cả hai vùng má dưới mang tai phình ra (thông thường các tuyến sẽ không sưng cùng một lúc).
-
Đau khi nhai hoặc nuốt.
-
Đau nhức đầu và cơ.
-
Mệt mỏi và mất cảm giác ngon miệng.
Hầu hết người bệnh đều có các dấu hiệu trên, tuy nhiên một trường hợp có thể có rất ít hoặc thậm chí không có triệu chứng nào.
Các biến chứng liên quan đến bệnh quai bị
Quai bị là bệnh lành tính, các triệu chứng có thể giảm trong vòng khoảng 10 ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh có thể tiến triển thành biến chứng như:
-
Bệnh gây viêm ở các khu vực khác của cơ thể, bao gồm não và cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh ở nam giới, sản phụ có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường.
-
Quai bị có thể dẫn đến viêm màng não hoặc viêm não, hai tình trạng có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu người bệnh quai bị bị co giật, mất ý thức hoặc đau đầu dữ dội.
-
Quai bị còn gây ra viêm nhiễm ở tụy, một cơ quan trong khoang bụng với các triệu chứng nhận biết như đau bụng, buồn nôn và nôn.
-
Virus quai bị có thể dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn ở khoảng 5 trong số 10.000 trường hợp. Mumps virus làm hỏng ốc tai, một trong những cấu trúc trong tai trong của bạn tạo điều kiện cho việc nghe.
-
Bệnh quai bị có thể gây ra một số biến chứng khác như nhồi máu phổi, viêm tủy, viêm thanh phế quản, tổn thương thần kinh, xuất huyết giảm tiểu cầu,...
Phương pháp chẩn đoán bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng. Trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh quai bị được chỉ định làm các xét nghiệm như:
-
Xét nghiệm ELISA - miễn dịch gắn men nhằm phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy.
-
Xét nghiệm IFA - miễn dịch huỳnh quang gián tiếp có khả năng phát triển kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu với mầm bệnh quai bị.
-
Phân lập virus: Xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, nước bọt, dịch não tủy của bệnh nhân mắc quai bị.
Các cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất
Bệnh quai bị do virus gây ra nên không phản ứng với thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc điều trị khác. Tuy nhiên, bạn có thể điều trị các triệu chứng để giúp bản thân thoải mái hơn khi mắc phải quai bị bằng cách:
-
Nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi.
-
Uống thuốc giảm đau không kê đơn để hạ sốt.
-
Làm dịu các tuyến bị sưng bằng cách chườm đá.
-
Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt.
-
Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit vì có thể gây đau nhiều hơn ở tuyến nước bọt
-
Ăn mềm, các món như súp, sữa chua và các loại thực phẩm không khó nhai khác (vì hoạt động nhai có thể khiến bạn bị đau khi các tuyến đang sưng).
Thông thường, nếu áp dụng các cách điều trị quai bị sớm và đúng cách thì bệnh có thể khỏi trong vòng 7 - 10 ngày (tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng).
Ngăn ngừa bệnh quai bị bằng cách nào?
Tuy quai bị là bệnh lành tính nhưng lại có thể ảnh hưởng sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt bệnh chưa có thuốc đặc trị, nên phòng bệnh được xem là giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ sức khỏe. Theo đó, để hạn chế nguy cơ mắc quai bị bạn nên:
-
Vệ sinh cá nhân thường xuyên, súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch kháng khuẩn.
-
Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng và thường xuyên diệt khuẩn các đồ chơi, vật dụng của trẻ.
-
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh quai bị.
-
Cho trẻ mang khẩu trang khi đến nơi đông người, có nguy cơ lây nhiễm bệnh quai bị cao như bệnh viện, phòng khám,...
Quan trọng hơn hết là tiêm chủng phòng ngừa bệnh quai bị càng sớm càng tốt. Hiện nay, hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em đều được tiêm chủng phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) cùng một lúc. Mũi MMR đầu tiên thường được tiêm trong độ tuổi từ 12 đến 15 tháng tại một trong các buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Tiêm liều thứ hai được khuyến cáo cho trẻ trong độ tuổi đi học từ 4 đến 6 tuổi. Trường hợp tiêm 2 liều, vacxin quai bị có hiệu quả phòng bệnh khoảng 88%. Trường hợp tiêm một liều vacxin duy nhất, hiệu quả phòng bệnh có thể khoảng 78%.
Nếu người lớn, đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai chưa tiêm vacxin phòng quai bị thì nên đến cơ sở y tế tiêm MMR sớm. Tuy nhiên, người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại, dị ứng với gelatin hoặc neomycin hoặc đang trong thời kỳ mang thai không nên tiêm MMR. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định tiêm ngừa quai bị cho bạn và người thân.
Cuộc sống vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro bệnh tật có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống. Vì vậy, ngoài các cách phòng tránh bệnh quai bị được gợi ý bên trên, bạn nên chuẩn bị kế hoạch dự phòng tài chính hiệu quả trước rủi ro bệnh lý thông qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Thấu hiểu vấn đề trên, Prudential đã mang đến giải pháp tài chính và sức khỏe nổi bật - Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ PRU-THIẾT THỰC. Sản phẩm bảo vệ người tham gia theo tình trạng tổn thương của hệ cơ quan và chức năng mà không phụ thuộc danh sách bệnh truyền thống. Cụ thể gồm 6 hệ cơ quan và chức năng (hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thống các giác quan, hệ thống gan mật, bệnh lý và chức năng thận); thương tật và 3 bệnh lý nghiêm trọng (ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim).
Với quyền lợi bảo vệ đột phá, Bảo hiểm tử kỳ PRU-THIẾT THỰC có chi phí hợp lý với tổng quyền lợi lên đến 255% số tiền bảo hiểm (tùy vào mức tổn thương cơ quan xác định). Mức phí bảo hiểm còn tiết kiệm hơn khi bạn tham gia cho nhiều người trên cùng hợp đồng.
Đặc biệt, khi tham gia Bảo hiểm tử kỳ PRU-THIẾT THỰC bạn thể đính kèm thêm sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm tử kỳ PRU-JOY. Đây là giải pháp hỗ trợ người tham gia giảm bớt gánh nặng tài chính khi nằm viện, phẫu thuật hoặc điều trị ung thư với mức phí chỉ hơn 700 đồng/ngày. Hơn nữa, sản phẩm còn có tổng quyền lợi trợ cấp viện phí, săn sóc đặc biệt, phẫu thuật tối đa lên đến 100 triệu đồng trong suốt thời hạn hợp đồng (tối đa lên đến 10 năm).
>> Hãy liên hệ Prudential ngay hôm nay để được nhân viên tư vấn chi tiết quyền lợi và điều kiện tham gia bảo hiểm nhé!
Câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị
Mời bạn cùng xem qua một số câu hỏi thường gặp và thông tin giải đáp để hiểu rõ hơn về bệnh quai bị:
Bệnh quai bị khi nào nên đến bác sĩ thăm khám?
Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh quai bị, đặc biệt những triệu chứng như:
-
Sốt cao 39ºC.
-
Gặp khó khăn trong việc ăn uống.
-
Xuất hiện tình trạng nhầm lẫn, mất phương hướng.
-
Đau bụng.
-
Đau hoặc sưng tinh hoàn ở nam giới.
Bệnh quai bị kéo dài bao lâu?
Điều trị đúng cách ngay từ sớm, bệnh khỏi trong vòng 7 - 10 ngày. Cụ thể, bệnh nhân hết sốt sau 3 - 4 ngày; tuyến nước bọt hết sưng trong 8 - 0 ngày và hạch ở góc hàm giảm sưng lâu hơn tuyến nước bọt một vài ngày (tình từ thời điểm phát bệnh).
Bệnh quai bị có tái phát lần 2 không?
Câu trả lời là Không. Sau khi mắc quai bị, cơ thể sẽ tồn tại các kháng thể có tác dụng bảo vệ và miễn dịch bệnh suốt đời. Do đó, những người đã từng mắc quai bị có thể yên tâm là bệnh sẽ không tái phát lần 2.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết rõ bệnh quai bị là gì cũng như cách điều trị hiệu quả. Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng vẫn có khả năng tiến triển nghiêm trọng và hiện tại chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy, bạn và người thân nên chủ động tiêm chủng phòng ngừa bệnh quai bị càng sớm càng tốt để an tâm tận hưởng cuộc sống tươi đẹp nhé!
>>> Xem thêm: