Bạn giữ tiền ở đâu?
Để đạt đến cuộc sống an nhàn, bạn thường được khuyên nên tiết kiệm ngay từ hôm nay. Tuy nhiên, bạn thường sẽ gặp những tình huống cần dùng đến tiền trước khi số tiền tích lũy đạt đến con số mong muốn. Việc phân chia số tiền và tìm nơi giữ tiền phù hợp cho từng mục tiêu khác nhau sẽ giúp việc tiết kiệm của bạn đạt hiệu quả hơn.
Nơi nào an toàn để giữ sinh hoạt phí?
Sinh hoạt phí hàng ngày là khoản chi tiêu cố định, cần thiết để duy trì những nhu cầu cơ bản. Giữ tiền mặt trong ví được xem là cách giữ tiền hiệu quả vì bạn có thể dùng "ngay và luôn" để ăn uống, đi lại.
Thẻ ghi nợ (debit card) cũng là một lựa chọn tốt để giữ khoản chi tiêu mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc các chính sách và phí dịch vụ của ngân hàng để tiết kiệm các phát sinh khi cần rút tiền mặt hoặc giao dịch.
Dù chọn giữ tiền trong ví hay tài khoản ngân hàng, bạn luôn cần lường trước khoản chi tiêu cần cho một ngày hoặc một tuần để tránh trường hợp ‘chi quá đà’ hoặc phụ phí ngân hàng quá cao do giao dịch nhiều lần.
Có nên đặt khoản chi khẩn cấp chung với phần tiền tiết kiệm?
Trước nhất, bạn cần làm rõ với bản thân rằng: “Đây có phải là trường hợp khẩn cấp?”. Câu trả lời “Đúng” sẽ không áp dụng cho trường hợp bạn muốn ăn một bữa thật ngon sau một tuần dài làm việc vất vả hay một lọ nước hoa đang giảm giá. Quỹ khẩn cấp, theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, chỉ được dành cho những tình huống khó khăn mà bạn không thể lường trước, ví dụ như mất việc, thiên tai, tai nạn…
Quỹ khẩn cấp nên được giữ ở nơi có thể dễ dàng rút ra khi cần. Một tài khoản tiết kiệm với thời gian đáo hạn linh hoạt là một lựa chọn tốt. Hãy thận trọng kiểm soát bản thân để không sử dụng khoản tiền này cho đến khi bạn thật sự cần đến.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những sai lầm mà ai cũng có thể mắc phải trong quản lý tài chính cá nhân
Bạn cũng có thể tìm đến những gói bảo hiểm dành cho trường hợp khẩn cấp, vì chuyên gia sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ cấp thiết để kiểm soát chi tiêu hiệu quả.
Khoản tiết kiệm trung hạn nên được giữ ở đâu?
Tiết kiệm trung hạn không nên được hiểu là tiết kiệm có mục tiêu thuần túy, mà cần được xem như một khoản đầu tư sinh lời để tạo nguồn thu nhập thụ động trong thời gian dưới 5 năm. Khoản lợi nhuận có thể được dùng cho nhu cầu hưởng thụ ngắn hạn, ví dụ: một chuyến du lịch xa, một khóa học ngắn giúp phát triển bản thân, hoặc đưa vào tiết kiệm dài hạn…
Thông thường, ngân hàng là lựa chọn cho tiết kiệm trung hạn phổ biến. Tuy nhiên, lãi suất của hình thức này thường không cao. Bên cạnh đó, Bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư đang dần được xem là lựa chọn lý tưởng bởi mức độ lãi suất tương đối cao và ổn định, đồng thời có khả năng hỗ trợ tài chính trong các tình huống rủi ro.
Nơi nào hợp lý để cất giữ khoản tiết kiệm dài hạn?
Khoản tiết kiệm dài hạn được thực hiện theo mục tiêu cần đạt được sau thời gian 5 năm. Đó có thể là khoản tiền cần có một chuyến du lịch dài ngày ở nơi trong mơ, ví dụ đi châu Âu, hoặc sở hữu những tài sản lớn như mua nhà, mua xe, hoặc là khoản vốn đầu tư cho dự án khởi nghiệp của bạn.
Khoản tài sản này nên được đặt thành một mục riêng biệt trong tài khoản ngân hàng, được tích lũy hàng tháng và tuyệt đối không được rút ra. Ngoài ra, khoản tiết kiệm dài hạn có thể được tạo nên từ việc dùng khoản tiết kiệm trung hạn để đầu tư. Điều này có thể thực hiện nếu bạn giảm thiểu những nhu cầu hưởng thụ từ khoản tiết kiệm trung hạn.
>>> Đừng bỏ lỡ: Nên gửi tiết kiệm hay tham gia bảo hiểm nhân thọ?
Chi phí giáo dục cần được tích luỹ ở đâu?
Đây được xem là khoản tiền thứ hai thường bị ‘nhập nhằng’ với khoản tiền tiết kiệm. Có thể bạn đã dự trù trước những khoản chi cho kế hoạch tương lai của con, tuy nhiên các khoản phí trượt giá khi con vào đại học có thể làm bài toán của bạn không phù hợp với thực tế. Khi đó, phương án thường được các gia đình chọn là tìm đến những quỹ cho vay để chu toàn cho tương lai con cái. Tuy vậy, các khoản lãi suất cũng là điều các bậc phụ huynh nên cẩn thận xem xét trước khi lựa chọn giải pháp này.
Ngoài việc tìm đến các quỹ cho vay, một trong những cách an toàn để gây dựng quỹ cho con đường học vấn của con là tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tích luỹ giáo dục. Bạn có thể tham khảo sản phẩm PRU-TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG, một giải pháp tài chính giúp các bậc cha mẹ tích luỹ cho kế hoạch giáo dục cho con trẻ, đồng thời sẽ được hỗ trợ tài chính trong một số trường hợp rủi ro.
>>> Xem thêm: