10 vấn đề sức khỏe
tuyệt đối không được lơ là sau 40 tuổi (Phần 2)
Nội dung bài viết:
Tiếp theo Phần 1, dưới đây là là 5 bệnh lý đáng chú ý khác mà bạn không được chủ quan sau 40 tuổi.
6. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một trong những bệnh khớp mãn tính thường gặp ở người cao tuổi, xảy ra do mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và thoái hóa sụn. Các triệu chứng đau nhức dễ nhận biết đó là ở vị trí cột sống cổ, thắt lưng, hông và đầu gối, và ở các khớp cụ thể như khớp đốt bàn của ngón tay cái.
-
Nguyên nhân: Nếu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn trong khớp bị giảm đi đáng kể thì dù 30 hay 40 tuổi, bạn cũng sẽ bị thoái hoá khớp. Khi đó, lớp sụn quanh khớp bị mòn đi, sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ. Các khớp của bạn sẽ đau nhức và khó chịu dai dẳng từ ngày qua ngày khác.
-
Giải pháp: Cách tốt nhất để không gặp căn bệnh này sớm đó là có chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh và các bài tập thể dục gánh chịu sức nặng của cơ thể (Weight-bearing exercises) đơn giản như chạy bộ, đi bộ, aerobics,... Ngoài ra thực phẩm nên đa dạng, giàu protein, canxi (trứng, sữa, hải sản, các loại quả chín có màu vàng, xanh đậm,...)
>>> Khám phá thêm: Học tập ngay những bí quyết dinh dưỡng từ các quốc gia trên thế giới
7. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một tình trạng bệnh lý cực kỳ phổ biến và nguy hiểm ở độ tuổi này. Theo thống kê hiện nay, có đến 1,13 tỷ người trên thế giới mắc bệnh tăng huyết áp và dự đoán trong năm 2025, con số sẽ lên đến 1,56 tỷ người. Bệnh thường diễn biến âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể đau tim và đột quỵ bất cứ lúc nào.
-
Nguyên nhân: Có khoảng 90% trường hợp tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân. Bệnh có thể do di truyền, đặc biệt khi lớn tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường. Ngoài ra còn có các yếu tố khác dẫn đến đến mắc bệnh cao huyết áp như thói quen ăn mặn, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít vận động, có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống,...
-
Giải pháp: Để có thể tránh căn bệnh “đáng sợ" này, bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh (giảm muối, giảm mỡ béo nạp vào cơ thể) và tập thể dục từ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng tăng huyết áp. Đặc biệt, bạn phải có những liệu pháp thư giãn, giảm stress vì điều này là một trong những điều quan trọng để kiểm soát tình trạng huyết áp cao.
>>> Thông tin thêm: Top 12 thực phẩm giúp giảm stress hiệu quả bạn nên biết
8. Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là chứng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên. Nó không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe hay tính mạng, nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, đến chất lượng cuộc sống cũng như bản lĩnh của người đàn ông.
-
Nguyên nhân: Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới thường xảy ra do căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, stress, hoặc một số căn bệnh béo phì, tăng huyết áp làm giảm lưu lượng máu đến “cậu nhỏ” khiến dương vật không cương cứng lên được hoặc không đủ cương cứng để thực hiện quá trình giao hợp.
-
Giải pháp: Mặc dù đã có những loại thuốc (như Viagra và Cialis) giúp hỗ trợ “cậu nhỏ", nhưng đây vẫn là căn bệnh đầy thử thách đối với bạn và nửa kia của bạn. Cách tốt nhất là nên hình thành lối sống lành mạnh như tập thể dục thể thao, hạn chế các chất kích thích (bia rượu, thuốc lá,...), ăn uống điều độ, và quan trọng là có một đời sống tình dục lành mạnh cùng đối phương.
9. Ung thư da
Ung thư da là loại ung thư thường được phát triển ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu mỗi ngày bạn đều phải bước ra ngoài để đi làm, đi học, đi chơi hoặc phải lao động, vận động ngoài trời nhiều, hãy chăm sóc làn da bạn thật tốt vì tiếp xúc càng nhiều, nguy cơ mắc ung thư da của bạn càng cao.
-
Nguyên nhân: Đến khoảng 40 tuổi, nội tiết tố của bạn sẽ bắt đầu thay đổi, lượng collagen trong cơ thể cũng theo đó mà mất dần, khiến cho làn da của bạn không còn tươi sáng như ngày đôi mươi nữa. Thay vào đó là làn da bắt đầu chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn, nám, mỏng và ít đàn hồi hơn. Đồng thời, da còn bị khô và xuất hiện thêm quầng thâm dưới mắt do tổn thương từ ánh nắng mặt trời.
-
Giải pháp: Bằng mọi cách, hãy hạn chế tiếp xúc với tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời mỗi khi ra ngoài. Bạn có thể sử dụng áo dài tay hoặc áo khoác để che chắn làn da và đừng quên thoa một loại kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF 25 trở lên trước khi ra khỏi nhà.
10. Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thường có những triệu chứng chung như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, thường xuyên cáu gắt, lo lắng, dễ xúc động, suy nghĩ bi quan và tuyệt vọng. Biểu hiện điển hình của rối loạn lo âu là lo lắng, lo sợ quá mức, còn biểu hiện chủ đạo của trầm cảm là giảm khí sắc, buồn bã, chán nản, giảm quan tâm với tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống.
-
Nguyên nhân: Những thách thức thăng tiến ở tuổi trung niên, áp lực phải chu toàn về tiền bạc tài chính, cha mẹ già, nuôi dạy con cái và thay đổi về ngoại hình - đều có thể là nguyên nhân khiến bạn trở nên trầm cảm.
-
Giải pháp: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách tâm sự với bạn bè, người thân hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý để giải tỏa và có sự hướng dẫn phù hợp. Đồng thời, bạn nên kết hợp các liệu pháp thư giãn như ngồi thiền, tập yoga,... để khiến tâm trạng, cảm xúc được cân bằng.
Mong rằng 10 vấn đề sức khỏe mà Prudential chia sẻ qua đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan để chuẩn bị tâm lý vững vàng khi bước vào độ tuổi 40. Hãy luôn quan tâm đến sức khoẻ và tìm kiếm những giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện để có thể sẵn sàng đối mặt dù ở bất kỳ độ tuổi nào bạn nhé.
>>> Xem thêm: