Điểm mặt những nhóm bệnh thường gặp trong mùa mưa bão
Nội dung bài viết:
Theo các chuyên gia khí tượng nhận định, mùa mưa bão năm nay sẽ rất phức tạp do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Thực tế, tháng 10, tháng 11 là cao điểm của các cơn bão đổ bộ. Những cơn mưa bất chợt và kéo dài cùng độ ẩm cao góp phần tạo nên môi trường thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh phát triển và lây lan nhanh. Hãy cùng Prudential tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những nhóm bệnh thường gặp nhất trong mùa mưa bão và cách phòng ngừa hiệu quả.
Nhóm bệnh do muỗi truyền nhiễm
Trong nhóm này, có 2 căn bệnh nguy hiểm nhất, đó là sốt xuất huyết và sốt rét.
Sốt xuất huyết là bệnh xảy ra phổ biến ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, tác nhân gây bệnh là do virus Dengue thông qua vật trung gian là muỗi vằn. Bệnh có thể bùng phát thành dịch vào một số thời điểm trong năm, đặc biệt là vào mùa mưa.
Mỗi người chỉ có thể bị bệnh sốt xuất huyết một lần trong đời là một quan điểm sai lầm. Nguyên do là virus sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau gồm virus DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, nên bệnh nhân mắc bệnh từ một chủng rồi vẫn có khả năng tái nhiễm các chủng còn lại, thậm chí lần sau còn nặng hơn lần trước. Bởi các kháng thể của 2 hoặc 3 tuýp vi trùng đang cùng tồn tại và tác động lên cơ thể của chúng ta. Nói một cách dễ hiểu, khi một người nhiễm 1 chủng virus nào đó, cơ thể chỉ có thể tạo miễn dịch suốt đời với 1 loại đang mắc nên người đó hoàn toàn có nguy cơ mắc các chủng còn lại.
Tương tự sốt xuất huyết, sốt rét cũng nằm trong danh sách những loại bệnh do muỗi truyền nhiễm phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium có trên muỗi cái Anopheles. Tại Việt Nam, căn bệnh này thường lây mạnh chủ yếu vào đầu mùa mưa (tháng 4, tháng 5) hoặc cuối mùa mưa (tháng 9, tháng 10).
Vì vậy, để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra, hãy áp dụng các biện pháp sau:
-
Ngủ màn (mùng) và thường xuyên mặc quần dài, áo tay dài khi ngủ
-
Đậy kín các bể, thùng chứa nước khi không dùng đến, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy
-
Loại bỏ các chai, lọ, chậu,... phế thải, tránh để chai, lọ đọng nước trong và quanh khu vực nhà
-
Thường xuyên phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ muỗi sinh sản cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết
-
Khi bị sốt cao đột ngột từ 39-40 độ, người bệnh nên được đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, không tự ý điều trị tại nhà
Nhóm bệnh đường hô hấp
Vào mùa mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng. Đây cũng chính là thời điểm thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng mạnh và dễ dàng tấn công cơ thể, đặc biệt là vào hệ hô hấp. Đặc biệt, các đối tượng sau đây thường dễ mắc bệnh hơn người bình thường: trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, người lớn tuổi hay người có bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai.
Một số bệnh lý hô hấp thường gặp vào mùa mưa như: cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản và những bệnh mạn tính dễ tái phát như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),... sẽ có những đợt cấp rồi trở nặng khi gặp điều kiện thuận lợi.
Vì vậy, để phòng và tránh các bệnh lý đường hô hấp, tiêm phòng vaccine là biện pháp hiệu quả, song cũng cần chủ động:
-
Thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đeo khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc khi ra đường, tới những khu vực công cộng
-
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô
-
Thường xuyên giữ ấm cơ thể
-
Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp
-
Chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
-
Bổ sung Vitamin C trong khẩu phần ăn hoặc qua thuốc uống
-
Tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
-
Đi khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bệnh để hạn chế biến chứng nguy hiểm
>>> Thông tin thêm: Các thói quen giúp bạn tăng sức đề kháng hiệu quả
Nhóm bệnh lây qua đường tiêu hóa
Hiện nay, nhiều hộ dân vẫn có thói quen trữ và sử dụng nước mưa. Tuy nhiên, nước mưa có nguy cơ ô nhiễm rất cao, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng để sinh hoạt và chế biến thức ăn. Ngoài ra, vào mùa mưa, thực phẩm dễ bị ôi thiu, mốc và hỏng hơn do độ ẩm trong không khí tăng cao. Người dân nếu không chọn lọc và chế biến thực phẩm kỹ lưỡng sẽ rất dễ bị ngộ độc.
>>> Tìm hiểu thêm: 7 dấu hiệu ngộ độc thức ăn bạn cần lưu ý
Những bệnh đường tiêu hoá thường gặp trong mùa mưa có thể kể đến như: Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, bệnh tả, viêm gan, viêm ruột,…
Theo đó, để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá trong mùa mưa, hãy thực hiện một số những biện pháp đơn giản sau:
-
Luôn áp dụng nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”
-
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
-
Đậy kín thức ăn, tránh ruồi nhặng đậu
-
Tránh tiếp xúc với chất thải của người bệnh
-
Khi có các biểu hiện tiêu chảy nặng hay đi phân có máu, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Vì sức khoẻ của bản thân và gia đình, vì phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, hãy luôn ghi nhớ và chủ động nâng cao sức đề kháng của bản thân. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ để bảo vệ bản thân trước những mầm bệnh nguy hiểm vào mùa mưa này bạn nhé!
>>> Tham khảo thêm: