quỹ dự phòng tài chính
Blog Nhịp Sống Khỏe

Bật mí cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân từ số 0

Lúc cần tiền thì trong túi vẫn có tiền - liệu có phải là ước mơ viển vông? Đây là điều hoàn toàn có thể thành sự thật nếu bạn chuẩn bị sẵn quỹ dự phòng tài chính cá nhân ngay từ sớm. Cùng Prudential khám phá cách lập quỹ dự phòng hiệu quả để luôn tự tin vui sống nhé!

Tìm hiểu quỹ dự phòng tài chính là gì?

Quỹ dự phòng tài chính (tiếng Anh là: Emergency Fund) là một khoản tiền được tích lũy nhằm đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai.

Khác với tiết kiệm thông thường sử dụng cho những mục tiêu và kế hoạch dài hạn (như nghỉ hưu, mua nhà, mua xe…), mục đích của quỹ này là dự phòng cho các rủi ro như mất việc, bệnh tật, sửa chữa nhà cửa, dịch bệnh hoặc thiên tai…

>>> Gợi ý: Những điều cần chuẩn bị cho một kế hoạch tài chính dài hạn

Lý do bạn nên lập quỹ dự phòng tài chính cá nhân

Trong quá trình tìm hiểu hẳn nhiều người vẫn chưa rõ quỹ dự phòng tài chính dùng để làm gì? Dưới đây là những lý do bạn nên bắt tay xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân từ bây giờ:

  • Duy trì cuộc sống ổn định: Không ai có thể lường trước những biến cố nào sẽ xảy ra với mình trong tương lai. Nhưng khi có quỹ dự phòng, bạn có thể tự tin đối phó và vượt qua khoảng thời gian khó khăn mà không lo cuộc sống hàng ngày bị xáo trộn.

  • Tránh rơi vào tình trạng nợ nần: Sử dụng quỹ dự phòng tài chính sẽ giúp bạn chi trả cho các khoản phát sinh bất ngờ, tránh rơi vào tình trạng nợ nần hay phải vay mượn.

  • Xây dựng kế hoạch chi tiêu khoa học: Hiểu rõ quỹ dự phòng tài chính là gì và những lợi ích mang lại sẽ giúp bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng. Từ đó quản lý chi tiêu hàng ngày hiệu quả và tiết kiệm nhiều hơn.

  • Bảo vệ các mục tiêu tài chính dài hạn: Khi có quỹ dự phòng, bạn sẽ không phải dùng đến các khoản tiết kiệm dài hạn như quỹ nghỉ hưu hoặc quỹ học phí cho con cái, qua đó bảo vệ những kế hoạch tài chính lớn.

 

Lập quỹ dự phòng tài chính cá nhân cần dành bao nhiêu tiền?

Việc cần bao nhiêu tiền để lập quỹ dự phòng tài chính thực tế sẽ tùy theo thói quen chi tiêu, nhu cầu và thu nhập của mỗi người. Để xác định khoản tiền cần thiết, bạn có thể tham khảo các phương án sau:

Dự phòng trong trường hợp thất nghiệp trong 3 đến 6 tháng hoặc lên đến 1 năm

Khi lập khoản này, bạn cần xác định những khoản chi tiêu cơ bản như ăn uống, xăng xe, tiền điện, nước… để duy trì cuộc sống trong 3 - 6 tháng, thậm chí 1 năm là bao nhiêu? Từ đó dự phòng đủ để chi trả mức sống cơ bản - khi không có thu nhập do mất việc hoặc bị bệnh không thể đi làm.

Ví dụ: Nếu bạn cần tối thiểu 6 triệu đồng mỗi tháng để chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản, số tiền bạn cần lập quỹ dự phòng tài chính cho 3 tháng là: 6 triệu đồng/tháng × 3 tháng = 18 triệu đồng.

>>> Tìm hiểu thêm: Bí quyết tiết kiệm tiền lương hàng tháng cho dân công sở có thể bạn chưa biết


Dự phòng cho trường hợp ốm đau, bệnh tật, tai nạn*

Khi gặp phải bệnh tật hoặc tai nạn, chi phí điều trị có thể rất cao, không chỉ cho việc chữa trị mà còn để đảm bảo các chi tiêu hàng ngày. Vì thế với khoản dự phòng tình huống này, bạn nên trích khoảng 5% đến 15% tổng thu nhập của mình vào quỹ. Sau 1 đến 2 năm, bạn sẽ thấy quỹ dự phòng đã tích lũy được một số tiền đáng kể, giúp bạn an tâm hơn khi đối mặt với các vấn đề sức khỏe trong tương lai.

*Đây là những rủi ro khó lường, có thể xảy ra bất ngờ trong tương lai nên bạn khó dự phòng được mình cần bao nhiêu. Tốt hơn hết ngoài tham gia bảo hiểm y tế, bạn nên trang bị cho mình “lá chắn” bảo hiểm nhân thọ. Trường hợp rủi ro bệnh tật, tai nạn xảy đến, công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi trả viện phí cho bạn theo quy định hợp đồng. Qua đó giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình và an tâm cuộc sống vẫn được duy trì ổn định.

>> Khám phá các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ưu việt, bảo vệ tài chính và chăm sóc sức khỏe trước rủi ro tai nạn, bệnh tật TẠI ĐÂY.

Chia sẻ cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân đơn giản

Ngay khi hiểu rõ quỹ dự phòng tài chính là gì, bạn hãy tiến hành trích lập càng sớm càng tốt để gia tăng nguồn tiền dự trữ. Việc tiết kiệm cho những lúc cần thiết không khó như bạn tưởng, hãy tham khảo các bước dưới đây để thực hiện:

Đặt mục tiêu cho quỹ dự phòng

Để quá trình xây dựng quỹ khẩn cấp rõ ràng và có động lực thực hiện hơn, trước tiên, bạn cần xác định mục đích lập quỹ dùng vào việc gì, thời gian sử dụng trong bao lâu. Sau đó bạn đặt một con số tiết kiệm cụ thể và lên kế hoạch trích lập quỹ vào mỗi tháng. Lưu ý, hãy đảm bảo số tiền còn lại sau khi trích vẫn đủ chi trả cho khoản chi tiêu hàng tháng và không ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm dài hạn (nếu có).

>>> Xem thêm: Các bí quyết giúp tiết kiệm hàng tháng trở nên dễ dàng


Xác định hình thức dự phòng tài chính

Bên cạnh việc trích một phần thu nhập, bạn có thể tham khảo thêm các hình thức khác như đầu tư, mua bảo hiểm nhân thọ, gửi tiết kiệm ngân hàng… để gia tăng khoản tích lũy cho quỹ dự phòng cá nhân.

Trong đó mua bảo hiểm nhân thọ là biện pháp xây dựng quỹ dự phòng tài chính được nhiều người ưa chuộng. Với sự đa dạng về quyền lợi, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ngày nay không chỉ bảo vệ tài chính của người tham gia trước các rủi ro trong cuộc sống, mà còn kết hợp thêm quyền lợi tích lũy và đầu tư, giúp họ rèn luyện thói quen quản lý chi tiêu và có khoản thu nhập dư dả cho tuổi hưu an nhàn.

Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG với sự kết hợp giữa 3 yếu tố: bảo vệ, tích lũy và đầu tư là lựa chọn lý tưởng đáp ứng nhu cầu bạn đang tìm kiếm. Với sản phẩm này, người tham gia được bảo vệ tài chính toàn diện, trong trường hợp trụ cột là bạn gặp rủi ro trong cuộc sống, bản thân và người thân yêu sẽ được hỗ trợ kịp thời để ổn định cuộc sống và tự tin theo đuổi những dự định tương lai.

Khi kết hợp với các sản phẩm bổ trợ, chẳng hạn sản phẩm bảo hiểm bổ trợ Bảo hiểm sức khỏe PRU-HÀNH TRANG VUI KHỎE, khách hàng còn được tận hưởng các đặc quyền hỗ trợ chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe, an tâm điều trị bệnh để sớm hồi phục. Hơn hết PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG còn giúp người tham gia chủ động tích lũy cho tương lai với lãi suất ổn định từ quỹ liên kết chung. Đồng thời chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch tài chính trong suốt quá trình tham gia sản phẩm.


>> Tham gia ngay Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG để xây dựng giải pháp tối ưu giúp tích lũy và lập kế hoạch tài chính, tự tin theo đuổi những mục tiêu quan trọng của cuộc sống!

Duy trì tiết kiệm một cách nhất quán

Việc “tích tiểu thành đại” là bí quyết giúp bạn lập quỹ dự phòng tài chính cá nhân từ con số 0 hiệu quả. Theo đó, ngay khi có thu nhập bạn nên tạo thói quen tiết kiệm, đảm bảo dành một tỷ lệ nhất định từ thu nhập hàng tháng (thường là từ 10% đến 20%) để vào quỹ dự phòng. Đồng thời ngay khi nhận lương, nếu có thể, bạn hãy ưu tiên chuyển ngay số tiền này vào tài khoản tiết kiệm, nhằm tránh việc sử dụng nó cho mục đích khác.

Cắt giảm chi tiêu không cần thiết

Thay vì quá thắt chặt các khoản chi phí sinh hoạt hay học phí cho các kỹ năng nâng cấp bản thân, bạn có thể cắt giảm những khoản ít quan trọng như mua sắm quần áo, xem phim, cà phê cùng bạn bè… Bên cạnh đó hãy nhớ là không nên tiêu tiền nhiều hơn 10% số tiền bạn kiếm được. Ví dụ thu nhập của bạn là 12 triệu đồng mỗi tháng, các chuyên gia khuyên bạn không nên mua đôi giày có giá hơn 1,2 triệu. Việc “nuông chiều” bản thân có thể khiến bạn tiêu hết tiền lương dù chưa đến cuối tháng.


>> Gợi ý cho bạn: 4 chỉ số giúp bạn quản lý tài chính để tối ưu ngân sách hiệu quả

Một số lưu ý khác

Ngoài áp dụng những cách trên, để đảm bảo việc lập quỹ dự phòng diễn ra suôn sẻ bạn lưu ý:

  • Nên tạo một tài khoản riêng chỉ dành cho quỹ dự phòng, nhằm giúp bạn dễ dàng theo dõi số tiền trong quỹ hơn.

  • Khi thu nhập và chi phí sinh hoạt của bạn tăng lên (chẳng hạn gia đình có thêm thành viên mới), hãy xem xét điều chỉnh mục tiêu của quỹ dự phòng để đáp ứng được nhu cầu của bạn.

  • Định kỳ kiểm tra số tiền trong quỹ dự phòng để đảm bảo nó luôn ở mức cần thiết. Nếu bạn đã sử dụng một phần quỹ, hãy lên kế hoạch bổ sung kịp thời để duy trì mức dự trữ mong muốn.

Nhìn chung, quỹ dự phòng tài chính là khoản cần thiết mà mỗi cá nhân đều nên có, để vững vàng ứng phó trước các sự cố bất ngờ. Prudential hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bạn dễ dàng lập được khoản dự phòng như mong muốn, qua đó tự tin theo đuổi mọi dự định trong tương lai!

>>> Bài viết liên quan:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay