Trẻ em bị cận thị có chữa được không? Cách điều trị thế nào?
Nội dung bài viết:
Cận thị là một tật khúc xạ khá phổ biến, gây ra nhiều khó khăn cho người mắc phải như giảm sút về tầm nhìn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt lẫn học tập. Tật về mắt này xảy ra đa số ở trẻ em, đặc biệt là trẻ tại các thành phố lớn trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Điều này khiến nhiều phụ huynh băn khoăn liệu trẻ em bị cận thị có chữa được không? Cùng Prudential tìm hiểu giải đáp trong bài sau.
Những điều cần biết về cận thị ở trẻ em
Dưới đây là một số thông tin hữu ích liên quan đến tật cận thị mà phụ huynh nên biết:
Cận thị là gì?
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt khiến người mắc phải chỉ nhìn rõ các vật ở cự li gần như đọc sách, xem điện thoại,... càng ra xa thì các đối tượng trước mắt sẽ càng mờ dần đi. Nguyên nhân là do hình ảnh quan sát được thay vì hội tụ trên võng mạc thì chúng lại hội tụ trước võng mạc. Chính vì thế khi muốn nhìn xa người bị cận thị thường phải nheo mắt mới có thể nhìn rõ hơn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị
Tình trạng cận thị ở trẻ em có thể gây khó chịu và làm cản trở các hoạt động. Vì vậy, phụ huynh nên dẫn trẻ đi khám mắt ngay khi có những biểu hiện sau:
-
Nheo mắt khi nhìn một vật nào đó ở xa.
-
Sợ ánh sáng, không muốn tham gia các hoạt động bắt buộc phải tập trung quan sát.
-
Thường xuyên than đau đầu, khô mắt và mỏi mắt (đặc biệt khi dùng các thiết bị điện tử).
-
Dụi mắt, chảy nước mắt nhiều lần trong ngày.
-
Phải ngồi sát các thiết bị điện tử để nhìn rõ.
-
Chớp mắt liên tục một cách bất thường.
Hãy cùng con khám phá video vui nhộn sau để hiểu rõ hơn về các tật khúc xạ:
Nguyên nhân của tật cận thị
Tật cận thị có thể xuất hiện do một số nguyên nhân dưới đây:
-
Tính bẩm sinh hoặc di truyền: Cận thị ở trẻ em có thể được di truyền từ bố mẹ sang con cái. Theo đó, nếu một hoặc cả hai phụ huynh bị cận thì thì khả năng con bị cận là 33 - 60%.
-
Học tập trong môi trường thiếu ánh sáng và sai tư thế: Trẻ có thể bị cận nếu học tập trong không gian thiếu ánh sáng hoặc tư thế đọc sách, viết bài,... không đúng.
-
Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh: Việc tiếp xúc với màn hình tivi, điện thoại, máy tính trong thời gian dài ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mắt của trẻ.
-
Không có thời gian cho mắt nghỉ: Nếu trẻ đọc sách hoặc xem điện thoại, tivi trong thời gian dài thì mắt phải điều tiết một cách liên tục, có thể gây mỏi mắt, lâu dần sẽ dẫn đến cận thị.
Trẻ em bị cận thị có chữa được không?
Cận thị không thể chữa khỏi hoàn toàn 100%, nhưng bệnh có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị khác. Bởi vì khi cận thị, cấu trúc trong mắt (trục nhãn cầu, giác mạc) đã không còn ở hình dạng như ban đầu. Các biện pháp điều trị mặc dù không thể hồi phục cấu trúc mắt trở lại như bình thường, nhưng có thể hỗ trợ cải thiện thị lực, giúp tình trạng cận thị chậm tiến triển hơn.
Các phương pháp cải thiện tình trạng cận thị ở trẻ em
Để cải thiện thị lực của trẻ, phụ huynh có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Đeo kính gọng
Cho trẻ mang kính gọng là phương pháp cải thiện tật cận thị phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Tùy theo tình trạng mắt, độ cận của con, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về loại kính nên dùng, thời gian đeo kính và cách các con chăm sóc mắt mỗi ngày. Điều quan trọng là chọn gọng kính vừa vặn và phù hợp với lứa tuổi và hoạt động của con bạn.
Ví dụ, nếu con còn quá nhỏ cha mẹ nên mua kính có dây đeo để trẻ đeo vào dễ dàng hơn, tránh rơi rớt làm gãy kính và không mất thời gian tìm kiếm. Hoặc nếu trẻ thường chơi thể thao, phụ huynh có thể chuẩn bị thêm kính cận thể thao để bảo vệ mắt của con tốt hơn, đồng thời giúp kính đeo hằng ngày của các em không bị nhanh hỏng.
Sử dụng kính áp tròng chuyên dụng
Kính áp tròng là một lựa chọn tuyệt vời nếu con bạn thích chúng. Chúng rất hữu ích cho một số hoạt động nhất định, đặc biệt là thể thao cần vận động nhiều. Chiếc kính vô hình này vừa đem lại sự thoải mái, tự tin lại vừa có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, khi các em sử dụng kính áp tròng, cha mẹ phải theo sát, hướng dẫn con thường xuyên đến khi trẻ có thể tự mình sử dụng, biết vệ sinh kính áp tròng đúng cách, tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời, con bạn phải biết sử dụng thuốc nhỏ mắt để mắt không bị khô và thực hành vệ sinh mắt hàng ngày.
Đeo kính áp tròng Ortho-K
Trong trường hợp con bạn chưa đủ 18 tuổi để thực hiện phương pháp Lasik thì có thể tham khảo Ortho-K - một giải pháp sử dụng kính áp tròng cứng được đeo qua đêm để điều chỉnh hình dáng của giác mạc, làm giảm và khử độ cận thị. Vào ban ngày, giác mạc được định hình lại giúp tập trung ánh sáng đúng cách vào võng mạc của con bạn, nhờ đó cải thiện tình trạng mờ mắt. Tuy nhiên, Ortho-K chỉ là phương pháp điều trị tạm thời, muốn đạt hiệu quả phải đeo kính hằng đêm, khi ngưng sử dụng, độ khúc xạ trở lại như cũ, thậm chí nặng hơn.
Thuốc nhỏ mắt atropine
Hiện nay, không có một loại thuốc nhỏ mắt nào giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh cận thị. Các loại thuốc nhỏ mắt dành cho mắt cận chỉ giúp bổ sung độ ẩm và dưỡng chất để mắt cận bớt khô. Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất atrophine có thể làm chậm tốc độ tiến triển cận thị ở trẻ em. Do đó, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho con sử dụng thuốc nhỏ mắt atrophine để cải thiện tình trạng cận thị.
Phẫu thuật Lasik
Lasik là phương pháp phẫu thuật tiên tiến sử dụng laser excimer điều chỉnh bề mặt cong của giác mạc để điều trị các tật khúc xạ. Ưu điểm của Lasik là thời gian phẫu thuật nhanh, mức an toàn cao và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên đã ổn định độ khúc xạ, bố mẹ có thể cân nhắc đến khi con đủ tuổi thực hiện loại phẫu thuật này.
Thực hiện các bài tập mắt
Thường xuyên thực hiện các bài tập tốt cho mắt có thể hỗ trợ rèn luyện thị lực, thư giãn đôi mắt và tăng tuần hoàn lưu thông máu đến mắt tốt hơn.
Hãy cùng con luyện tập các bài tập massage mắt đơn giản mà hiệu quả trong video dưới đây để đôi mắt được thư giãn sau một ngày hoạt động mệt mỏi:
Phụ huynh nên làm gì để phòng ngừa tật cận thị cho trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay vì để trẻ phải mang cặp mắt kính nặng nề, vướng víu thì tốt nhất bạn nên tham khảo các biện pháp chăm sóc mắt hiệu quả cho trẻ sau đây:
-
Giữ khoảng cách đọc, viết phù hợp: Khoảng cách lý tưởng để đọc sách cho trẻ là 25cm từ mắt đến mặt trang sách đối với bậc tiểu học và 30-40cm đối với cấp trung học cơ sở trở lên.
-
Đảm bảo góc học tập của con đầy đủ ánh sáng: Góc học tập nên được bố trí gần cửa sổ. Nếu trẻ học bài ban đêm thì đèn bàn cần có chụp phản chiếu, tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt bé.
-
Không sử dụng thiết bị điện tử quá lâu: Hạn chế cho trẻ xem thiết bị điện tử quá một giờ đồng hồ liên tục. Với tivi, bạn cần đảm bảo bé ngồi cách màn hình 3-3.5m; với các thiết bị như smartphone hay máy tính bảng, khoảng cách từ màn hình tới mắt ít nhất một cánh tay trẻ em.
-
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt: Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa các tật khúc xạ. Cha mẹ hãy bổ sung cho trẻ các dưỡng chất có lợi, bao gồm thực phẩm giàu vitamin A (sữa, dầu cá, lòng đỏ trứng…), thực phẩm chứa kẽm và canxi (hải sản, rau câu, quả bơ…).
-
Rèn luyện thể thao thường xuyên: Tích cực cho con tham gia các hoạt động ngoài trời và rèn luyện thể thao để mắt được thư giãn.
-
Tập thể dục cho đôi mắt: Hãy cùng con luyện tập các bài tập massage mắt đơn giản mà hiệu quả trong video dưới đây để đôi mắt được thư giãn sau một ngày hoạt động mệt mỏi:
-
Tầm soát Tật khúc xạ định kỳ: Đây là yếu tố quan trọng để phòng ngừa cận thị ở trẻ. Theo đó, phụ huynh nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ (bao gồm cận thị).
*Có thể bạn chưa biết: Với mục tiêu trở thành người đồng hành và bảo vệ đáng tin cậy nhất cho các thế hệ hôm nay và mai sau, Prudential Việt Nam không chỉ thiết kế các giải pháp bảo vệ tài chính tối ưu, mà còn không ngừng mang đến các đặc quyền tốt nhất cho khách hàng của mình.
Từ ngày 15/05/2024, các Khách hàng VIP là Hội viên PRURewards Platinum & Diamond mỗi năm sẽ được nhận 2 phiếu Quyền lợi Chăm sóc sức khỏe (CSSK) để chăm sóc sức khỏe tổng quát, chăm sóc sức khỏe chuyên khoa. Phiếu này áp dụng được cho cả Bên mua Bảo hiểm và Người được Bảo hiểm của sản phẩm chính.
Trong đó với dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, chương trình có hỗ trợ Khám tổng quát, tư vấn sức khoẻ & chuyên khoa mắt cho trẻ em từ 5 - 15 tuổi. Phụ huynh là Hội viên PRURewards Platinum & Diamond có thể cho bé nhà mình tầm soát tật khúc xạ định kỳ miễn phí. Qua đó phụ huynh có thể phát hiện và điều trị sớm các bệnh về mắt phổ biến ở con bao gồm cả cận thị.
Bạn có thể xem thêm chi tiết về Chương trình khám sức khỏe tổng quát miễn phí cho hội viên PRURewards Platinum & Diamond TẠI ĐÂY. Nếu có thắc mắc liên quan đến Chương trình PRURewards, Quý Hội viên vui lòng liên hệ Tư vấn viên phục vụ Hợp đồng; Tổng đài 1800 1247 (miễn cước) hoặc Email customer.service@prudential.com.vn để được hỗ trợ.
Câu hỏi thường gặp về cận thị ở trẻ
Để hiểu rõ hơn về tật cận thị ở trẻ, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số giải đáp thắc mắc thường gặp dưới đây:
Trẻ bị cận thị nhẹ có cần điều trị không?
Khi phát hiện các dấu hiệu trẻ bị cận thị, phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay để thăm khám và áp dụng phương pháp cải thiện kịp thời. Như vậy, tình trạng cận thị sẽ được kiểm soát không ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và học tập của trẻ.
Cận thị nhẹ có tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia, tình trạng cận thị nhẹ không thể tự khỏi. Hơn hết, phụ huynh đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
Hy vọng với những chia sẻ trên, phụ huynh đã trả lời được thắc mắc trẻ em bị cận thị có chữa được không. Tuy tật cận thị không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng phụ huynh có thể áp dụng các cách giới thiệu trong bài để hỗ trợ cải thiện thị lực cho con. Quan trọng hơn hết là phụ huynh nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa cận thị cho trẻ ngay từ nhỏ, ba mẹ nhé!
>>> Xem thêm: